Huấn luyện  phòng vệ lái xe cần được chú trọng hơn tại Việt Nam
26/08/2022, Posted by safetycare

Người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm?

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được tính là tai nạn lao động? Doanh nghiệp có cần chịu trách nhiệm trong những trường hợp tai nạn ngoài khu vực làm việc?… Đây là thắc mắc chung của cả người lao động và doanh nghiệp về quy định tai nạn lao động. Bài viết sau đây sẽ lần lượt giải đáp và giải thích rõ ràng để mọi người đều nắm rõ. 

tai nạn giao thông là một trong điều mà không doanh nghiệp nào muốn cho lực lượng lao động của mình
Bị tai nạn trên đường đi làm về là tình huống rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được tính là tai nạn lao động?

Theo quan điểm thông thường, tai nạn lao động là những sự cố xảy ra trong quá trình làm việc. Còn Nhà nước có định nghĩa riêng về tai nạn lao động tại khoản 8 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015. Theo đó, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng cơ thể. Thậm chí gây tử vong cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. 

Nên mọi người cho rằng, bị tai nạn trên đường đi làm về không phải là tai nạn lao động. Tuy nhiên, chúng ta cần đi sâu xem xét thêm Điều 45 Luật ATVSLĐ 2015. Luật có liệt kê cụ thể những trường hợp sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong đó có trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. 

Từ đó, có thể thấy pháp luật Nhà nước cũng đã có quy định cụ thể về trường hợp này. Khi gặp tai nạn giao thông trên đường đi làm về vẫn được tính là tai nạn lao động. Cả người lao động và doanh nghiệp cần ghi nhớ rõ để thực hiện và tuân thủ đúng luật. 

Doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn giao thông?

Thấu hiểu được tránh nhiệm theo luật của doanh nghiệp đối với người lao động
Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Tùy trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về sẽ có quy định cụ thể. Luật ATVSLĐ 2015, khoản 2 Điều 39 có quy định rõ về trách nhiệm doanh nghiệp với người lao động. 

Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này

Tiếp đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn 4364/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019. Một lần nữa nêu rõ, cụ thể trách nhiệm doanh nghiệp đối với người lao động khi bị tai nạn. Đầu tiên, cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động để xác định trách nhiệm doanh nghiệp. 

Nếu lỗi do người khác hoặc không xác định được người gây tai nạn thì doanh nghiệp sẽ trợ cấp. Chế độ tai nạn lao động và mức trợ cấp sẽ dựa vào khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ. Còn nếu lỗi hoàn toàn do người lao động thì doanh nghiệp không cần chịu trách nhiệm trợ cấp. 

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào?

Chế độ tai nạn lao động cho người bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về vô cùng cụ thể. Dựa vào khoản 4 Điều 38 Luật ATVS, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng lương nếu bị suy giảm từ 5% – 10% khả năng lao động; còn nếu bị suy giảm từ 11% – 80% khả năng lao động thì cứ 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương.
  • Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên cần bồi thường ít nhất 30 tháng lương. Hoặc bồi thường mức tương tự cho thân nhân của người lao động đã mất do tai nạn lao động.

Số thời gian nghỉ của người lao động cũng được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. Thời gian nghỉ do điều trị tai nạn lao động thì không giới hạn số ngày nghỉ tối đa. Nhưng khi người lao động đã điều trị ổn định thì chỉ nghỉ dưỡng sức thêm từ 5 – 10 ngày. 

Đây là toàn bộ thông tin giải đáp liên quan đến vấn đề đã đặt ra ở đầu bài. Tổng kết lại, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định doanh nghiệp có cần chịu trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về hay không. Người lao động cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi của mình khi chẳng may xảy ra tai nạn. Doanh nghiệp cũng cần biết để chủ động phòng tránh tai nạn lao động cho đội ngũ công nhân viên.

Để nhân lực phòng tránh hậu quả khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về
Doanh nghiệp nên chủ động tổ chức các buổi huấn luyện phòng vệ lái xe cho người lao động

Tại Safety Care Group có các khóa học huấn luyện phòng vệ lái xe cho doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp giảm 30% – 40% các chi phí ẩn liên quan đến tai nạn giao thông. Safety Care Group đã có kinh nghiệm đào tạo hơn 5 năm với 5000 học viên trên khắp cả nước. 

Với phương pháp giảng dạy thực tế, giáo trình chi tiết, bài bản, dễ ứng dụng, cập nhật liên tục. Chúng tôi tự tin là chuyên gia đào tạo lái xe an toàn cho quý doanh nghiệp. Từ đó giúp đội ngũ lực lượng lao động có được nhận thức và kiến thức thực tiễn hỗ trợ hạn chế bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về.

Liên hệ với chúng tôi: https://safetycare.com.vn/lien-he/

Share
Từ khóa liên quan:
Download Brochure
Contact us