Có cần kiểm tra thang máy định kỳ không
04/01/2023, Posted by safetycare

Kiểm tra thang máy định kỳ sẽ kiểm tra những gì?

Kiểm tra thang máy định kỳ có cần thiết không? Kiểm tra thang máy định kỳ là kiểm tra những gì?

Thang máy là một thiết bị được con người thường xuyên sử dụng và có yêu cầu an toàn cao, chính vì vậy việc kiểm tra thang máy định kỳ là một điều vô cùng cần thiết để đảm các thiết bị trên thang máy vẫn còn hoạt động tốt nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho mọi người hình dung được việc kiểm tra thang máy định kỳ sẽ kiểm tra những gì.

1. Kiểm tra thang máy sử dụng cáp kéo

1.1 Hạng mục kiểm tra thang máy mỗi tháng một lần

Phòng máy:

  • Đường ra vào phòng máy
  • Thiết bị khóa cửa
  • Điều kiện vệ sinh của phòng máy
  • Điều kiện ánh sáng của phòng máy
  • Tình trạng của thiết bị thông gió
  • Tình trạng bảo quản đòn bẩy phanh và tay quay
  • Tình trạng hoạt động và lắp đặt của bảng chỉ số, bảng điều khiển
  • Tình trạng hoạt động của bảng chọn tầng
  • Tình trạng bị mài mòn, hoạt động của phanh
  • Có phát sinh tiếng ồn lạ hay tỏa nhiệt từ máy phát điện, motor hay không
  • Máy giảm tốc (Hoạt động của công tắc, tiếp nhiên liệu, làm vệ sinh, trạng thái hoạt động)

Bên trong buồng thang máy:

  • Tình trạng hoạt động của cửa buồng thang máy
  • Tình trạng hoạt động của thiết bị an toàn khi đóng cửa
  • Tình trạng hoạt động của điện thoại
  • Công tắc khẩn cấp có hoạt động không
  • Độ sáng và đèn tắt hay mở
  • Tình trạng hoạt động, bật tắt đồng hồ chỉ thị và bảng điều khiển buồng thang máy

Phía trên buồng thang máy:

  • Tình trạng bật tắt công tắt an toàn phía trên buồng thang máy
  • Tình trạng đóng cửa thoát hiểm
  • Khi đóng mở cửa có phát ra tiếng ồn hay rung không

Giếng thang:

  • Tình trạng lắp đặt thước cuộn bằng thép 
  • Tinfht rạng hoạt động của công tắc khóa cửa
  • Cửa ra vào thang và ngưỡng cửa
  • Vấu dẫn hướng cửa
  • Cam, thông gió
  • Tình trạng của con lăn

Hố Pit:

  • Tình trạng vệ sinh, sự rò rỉ nước của sàn pit
  • Tình trạng hoạt động của cán cân

Nơi đón thang máy:

  • Nút bấm ra vào, công tắc đồng hồ chỉ thị
Có nên kiểm tra thang máy định kỳ ko?
Kiểm tra thang máy định kỳ sẽ giúp đảm bảo mức độ an toàn của thiết bị.

>>> Xem thêm: Phòng ngừa tai nạn thang máy

1.2 Hạng mục kiểm tra thang máy 3 tháng một lần

Phòng máy:

  • Tình trạng ma sát và trơn trượt của phanh

Trong buồng thang máy:

  • Điều kiện ánh sáng buồn thang máy, trong buồng thang máy, tường, trần và sàn buồng thang máy.

Phía trên buồng thang máy:

  • Tình trạng mài mòn con lăn hướng dẫn của buồng thang máy
  • Các cụm kết nối với các thiết bị báo động
  • Cửa có đóng kín hay không

Giếng thang:

  • Đối trọng con lăn dẫn hướng
  • Tấm sắt gắn

Hố Pít:

  • Tình trạng hoạt động của công tắc giới hạn phía dưới
  • Tình trạng lắp đặt bộ giảm sốc và tình trạng dầu dính vào bộ giảm sốc
  • Tình trạng lắp đặt và hoạt động công tắc thiết bị báo động

1.3 Hạng mục kiểm tra thang máy 6 tháng một lần

Phòng máy:

  • Độ ma sát và trạng thái hoạt động của ròng rọc
  • Vòng bi có tỏa nhiệt và tiếng ồn không
  • Bộ khống chế tốc độ có rung hay phát ra tiếng ồn không

Phía trên buồng thang máy:

  • Tình trạng hoạt động và bị mài mòn của ròng rọc phía trên buồng thang máy
  • Tình trạng lắp đặt và bị mài mòn của cáp chính
  • Tình trạng hoạt động và bị ma sát của ròng rọc phía trên đối trọng
  • Tình trạng bảo quản và lắp đặt dây cáp di động

Hố Pít:

  • Tình trạng hoạt động của con dấu dây thừng của hộp số
  • Tình trạng lắp đặt của mối nối và dây đối trọng
  • Chỗ trống trong khoảng cách chuyển động băng chuyền của đối trọng
  • Tình trạng lắp đặt và bảo quản cáp chuyển động

1.4 Hạng mục kiểm tra thang máy mỗi năm một lần

Phòng máy:

  • Tình trạng hoạt động và bị mài mòn của ròng rọc cố định
  • Bố khống chế tốc độ
  • Phần cơ khí (độ cân bằng, ốc, vít có bị lỏng lẻo không)
  • Phanh (vệ sinh phần sửa chữa, dẫn hướng phanh, lót)
  • Motor, máy phát điện
  • Biện pháp kiểm tra máy móc trong phòng máy
  • Các thiết bị báo động

Trong buồng máy:

  • Mục đích sử dụng, lượng hàng vận chuyển, bảng nhân viên có hợp lý không.
  • Sàn buồng thang máy bộ phận trước, tường chỗ cửa vào và phần bằng phẳng
  • Công tắc vận hành cứu hỏa trong trường hợp khẩn cấp

Phía trên buồng thang máy:

  • Puli treo phía trên buồng thang máy
  • Ổ cắm dây đối trọng và buồng thang máy
  • Vỏ bọc bằng sợi và lỗ thoát nước ở mỗi thiết bị điện (trường hợp khẩn cấp)
  • Công tắc vận hành hỏa hoạn ở phòng quản lý trung ương, ddienj thoại, thiết bị báo động.
  • Tình trạng cố định của giá đỡ, ray dẫn hướng
  • Tình trạng quản lý các bộ phận cân đối trọng
  • Tường xung quanh thang có bị rạn nứt, rò rỉ nước không.
  • Ròng rọc hệ thống treo đối trọng
  • Biện pháp xử lý dư trấn trong đường đi của thang
  • Công tắc giảm tốc
  • Bố trí hộp, đường dây, đường ống trong đường đi của thang

Hố pít:

  • Tình trạng hoạt động và bị mài mòn của ròng rọc phía dưới buồng thang máy
  • Biện pháp đối phó với dư trấn trong đường đi của thang máy
  • Thiết bị thoát nước hố Pít trong trường hợp khẩn cấp

Nơi đợi thang máy:

  • Tình trạng lắp đặt biển báo, biển cảnh cáo nguy hiểm trong tình huống nguy hiểm.
  • Máy phát điện khẩn cấp dùng trong trường hợp khẩn cấp
  • Tình trạng hoạt động của thiết bị phát tính hiệu khẩn cấp
Kiểm tra thang máy thường xuyên
Kiểm tra các thiết bị an toàn của thang máy để đảm bảo các thiết bị vẫn còn vận hành tốt.

>>> Xem thêm: Thang máy có những loại nào

2. Kiểm tra thang máy thủy lực

2.1 Hạng mục kiểm tra thang máy mỗi tháng một lần

  • Động cơ máy bơm có tỏa nhiệt, tiếng ồn hay rung không?
  • Áp lực kế có bị tràn dầu không
  • Tình trạng bảo vệ và lắp đặt cao su cao áp, phân bố đường dây áp lực
  • Có lắp đặt thiết bị cứu hỏa không?
  • Có dán biển cấm lửa không

2.2 Hạng mục kiểm tra thang máy ba tháng một lần

  • Thùng dầu có bị rò rỉ và trộn lẫn chất bẩn không
  • Khi hoạt động nhiệt độ có phù hợp hay chưa
  • Tình trạng hoạt động của thiết bị đối chiếu sửa chữa sàn
  • Tình trạng hoạt động và lắp đặt công tắc trộn piston
Kiểm tra thang máy như thế nào
Ngoài việc kiểm tra định kỳ thang máy còn cần phải được kiểm định định kỳ theo đúng quy định của pháp luật.

2.3 Hạng mục kiểm tra thang máy 6 tháng một lần

  • Piston có phát sinh trầy xước, hoen rỉ không
  • Trạng thái hoạt động của phanh piston
  • Xilanh có phát sinh hoen rỉ, rò rỉ dầu không
  • Tình trạng hoạt động của công tắc nới lỏng dây cáp
  • Gậy ngăn tuột dây cáp
  • Tình trạng hoạt động của thiết bị chống dừng động cơ
  • Tình trạng hoạt động của van an toàn
  • Tình trạng hoạt động của van điều chỉnh lưu lượng, van điều chỉnh đi xuống có bị rỉ sét hay không.

2.4 Hạng mục kiểm tra thang máy một năm một lần

  • Tình trạng hoạt động và bị mài mòn của ròng rọc phía trên Piston
  • Tình trạng hoạt động và bị mài mòn của ròng rọc phía dưới xi lanh
  • Tình trạng hoạt động và bị mài mòn của ròng rọc phía dưới buồng thang máy

 

Xem thêm các bài viết khác:

 

Safety Care Group – Let safety care, mishaps never dare

Share
Từ khóa liên quan:
Download Brochure
Contact us