Sau khi được cấp giấy phép môi trường thì có cần phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải không
10/04/2023, Posted by safetycare

Sau khi được cấp giấy phép môi trường có cần phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải không?

“Một cơ sở thuộc dự án nhóm 3 đang đi vào hoạt động muốn làm thủ tục xin cấp giấy phép môi trường nhưng Hệ thống xử lý nước thải của cơ sở vừa thay đổi công suất từ 10m3/ngày đêm lên 20m3/ngày đêm. Vậy cơ sở có thuộc trường hợp phải vận hành thử nghiệm hệ thống sau khi được cấp giấy phép môi trường hay không?”

 

Theo điều 46 của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022) quy định về công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường như sau:

Điều 46. Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường

1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:

a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;

b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;

c) Công trình bảo vệ môi trường khác.

2. Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư phải tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường theo giấy phép môi trường và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày, chủ dự án đầu tư phải gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của dự án. Cơ quan cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kiểm tra và quyết định việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Và theo Khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm như sau:

Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường

1. Công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm gồm:

a) Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;

b) Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);

c) Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;

d) Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định);

đ) Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;

e) Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;

g) Công trình xử lý chất thải của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;

h) Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.

Như vậy, cơ sở trên thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường theo quy định. 

 

Safety Care Group là đơn vị chuyên thực quan trắc môi trường lao động cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề môi trường, giấy phép môi trường,….

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp các vấn đề thắc mắc trong lĩnh vực môi trường.

>> Xem thêm:

+ Thay đổi công nghệ có cần phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường không?

+ Điều kiện bắt buộc phải có đối với đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn hoá chất là gì?

+ Hướng dẫn phân loại lao động theo điều kiện lao động theo thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH

Tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:

Safety Care Group – Let safety care, mishaps never dare

Share
Download Brochure
Contact us