06/05/2022, Posted by safetycare

Đào tạo tư vấn chứng chỉ BRC/IFS FOOD

Việc áp dụng các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm hiện nay không còn xa lạ gì. Một số tiêu chuẩn điển hình như ISO 22000, HACCP, GMP vv.đang được các đơn vị, doanh nghiệp áp dụng trong sự phát triển của công ty mình.

Tâm lý chung của các doanh nghiệp chính là làm xây dựng mô hình phát triển chuẩn chỉnh và bài bản, đây cũng là một trong những yếu tố đóng góp phần lớn quan trọng trong sự phát triển của công ty.

Tiêu chuẩn BRC/IFS food là bộ tiêu chuẩn mới và chặt chẽ được Hiệp hội bán lẻ Anh đề ra nhằm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho Doanh Nghiệp.

Tiêu chuẩn BRC là gì?

British Retailer Consortium – BRC là bộ tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm được thiết lập vào năm 1998 do Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc dành cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu của các nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ UK.

Tiêu chuẩn BRC – Gobal Standard for Food Safety, ban hành mới nhất vào phiên bản thứ 6 tháng 7/2011. Tiêu chuẩn này được áp dụng trên toàn thế giới hỗ trợ cho các doanh nghiệp về sản xuất an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm – BRC được thiết lập thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Đối tượng nào cần áp dụng Tiêu chuẩn BRC

Tiêu chuẩn BRC được áp dụng cho các đơn vị tổ chức trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung như thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia rượu, dầu ăn…. Để hàng hóa thực phẩm tham gia được vào thị trường, trên thế giới hầu hết các quốc gia đều yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn đánh giá này.

Tiêu chuẩn BRC/IFS FOOD mang lại lợi ích nào?

  • Tăng cường hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Được công đồng bán lẻ Anh Quốc thừa nhận và chấp nhận chất lượng an toàn thực phẩm.
  • Tạo dựng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
  • Nâng cao sự tin cậy và ủng hộ của khách hàng, người tiêu dùng cho sản phẩm của công ty.
  • Tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu của công ty với các sản phẩm đạt chuẩn an toàn, được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc.
  • Giúp tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất và có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.
  • Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về chất lượng và an toàn cho khách hàng tiềm năng mới.
  • Giảm giai đoạn đánh giá nhà cung cấp.
  • Cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán giúp tránh được các sản phẩm hỏng.
  • Hỗ trợ chiến lược quảng bá và tăng cường các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ các đơn vị bán lẻ tại mọi cấp của chuỗi cung ứng sản xuất.
  • Xây dựng các liên kết kinh doanh với nhà cung ứng đạt chứng nhận tiêu chuẩn BRC.
  • Khách hàng/người tiêu dùng có thể tin chắc rằng họ đang giao dịch với một doanh nghiệp có năng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh.

Các yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩn BRC

  • Lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp phải chứng minh cam kết đáp ứng được các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
  • Kế hoạch an toàn thực phẩm cần phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc  HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Điều này cần phải tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
  • Cần có một hệ thống đánh giá nội bộ để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được công chứng.
  • Phải có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp làm ảnh hưởng tới nghiệm trong đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  • Cần có một hệ thống hiện hành giúp theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng thông qua nguyên vật liệu, quá trình sản xuất cho tới thành phẩm phân phối đến khách hàng. Hệ thống này cần được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý.
  • Các cơ sở trang thiết bị cần được thiết kế, xây dựng và duy trì giúp ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình sản xuất và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
  • Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch phải được duy trì giúp đạt được các tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh phù hợp và không làm lây nhiễm cho sản phẩm.
  • Cần có các quy trình giúp kiểm soát những vật liệu đặc biệt gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
  • Các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và quá trình tuân thủ theo kế hoạch an toàn thực phẩm từ đấy đảm bảo tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  • Cần có một hệ thống đào tạo nhân viên tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, Đồng thời có đầy đủ năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc của nhân viên nội bộ công ty.

Đơn vị nào Chuyên tư vấn đào tạo chứng chỉ BRC/IFS uy tín?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều tổ chức đào tạo có đầy đủ năng lực cũng như chuyên môn cho công ty của bạn. Một trong số đó là Safety Care đơn vị chuyên tổ chức tư vấn và đào tạo BRC/IFS uy  tín hàng đầu tại Việt Nam.

Với nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi thấu hiểu được vai trò quan trọng, xu thế thời đại hội nhập cũng như luôn quan tâm tới định vị và phát triển tổ chức, đồng thời đảm bảo sự phù hợp tạo dựng lên tiếng nói của Safety Care trong ngành.

Safety Care là đơn vị hội tụ các chuyên gia hàng đầu với chuyên môn, kinh nghiệm cũng như sự thấu hiểu nghề nghiệp cùng sự trưởng thành trong hoạt động tư vấn đào tạo tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Share
Từ khóa liên quan:
Download Brochure
Contact us