Tai nạn xe nâng và những điều cần lưu ý
Tai nạn xe nâng là một chủ đề không còn mới vì đây là một loại thiết bị đặt biệt để vận chuyển hàng hóa nên nếu như không biết cách vận hành thì rất dễ xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Dưới đây là những trường hợp rất dễ xảy ra tai nạn xe nâng mà Safety Care Group đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người để giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc trong quá trình làm việc.
1. Tai nạn xe nâng do người vận hành chưa qua đào tạo
Đào tạo người vận hành xe nâng là bước đầu tiên để đảm bảo an toàn khi vận hành xe nâng. Người vận hành không biết cách thức hoạt động của xe nâng hoặc không biết cách điều khiển thì rất dễ gây ra các tai nạn xe nâng đáng tiếc. Ngoài ra, các chướng ngại vật, độ dốc của sàn hoặc những người đi bộ đều có thể gây ra sự cố cho người vận hành xe nâng thiếu kinh nghiệm.
CÁCH KHẮC PHỤC: người vận hành xe nâng phải được đào tạo để nắm vững các kiến thức trong lúc vận hành.
2. Tai nạn xe nâng do điều khiển quá tốc độ
Người vận hành xe nâng thường xuyên thì rất tự tin và khả năng của mình nên rất thoải mái trong quá trình vận hành và lái xe thiếu trách nhiệm. Điều khiển xe nâng chạy quá nhanh sẽ làm cho người điều khiển không có thời gian xử lý tình huống và dẫn đến các tai nạn xe nâng không đáng có.
CÁCH KHẮC PHỤC: Người vận hành xe nâng nên lái xe đúng với tốc độ quy định – Đặt các biển báo giới hạn tốc độ xung quanh cơ sở và đảm bảo rằng người lái xe nâng biết các quy tắc và tuân theo chúng.
3. Tai nạn xe nâng do nâng càng quá cao trong lúc vận hành
Lái xe với càng quá cao khiến người vận điều khiển hạn chế tầm nhìn, xe nâng khó điều khiển hơn và có thể gây va chạm hoặc lật xe nâng.
CÁCH KHẮC PHỤC: Giữ càng thấp – Khuyến khích người lái xe nâng để càng gần mặt đất càng tốt, khoảng 11cm từ sàn nhà.
4. Tai nạn xe nâng do vào cua không đúng cách
Xe nâng là một loại xe đặc biệt nên khi vào cua một góc quá nhanh sẽ khiến phần đuôi xe văng ra ngoài, làm tăng khả năng bị lật khi vào cua hẹp.
CÁCH KHẮC PHỤC: Giảm tốc độ khi rẽ – Rẽ một góc quá nhanh có thể khiến xe nâng bị nghiêng. Để tránh bị lật, hãy giảm tốc độ trước khi rẽ và duy trì tốc độ dần dần trong toàn bộ vòng quay.
5. Cảnh báo và đánh dấu không đầy đủ trong khu vực hoạt động của xe nâng
Việc đánh dấu các khu vực dành cho xe nâng là vô cùng quan trọng đối với sự an toàn, đặc biệt là trong khu vực có cả xe nâng và người đi bộ.
CÁCH KHẮC PHỤC: Đánh dấu cơ sở bằng băng dán sàn và biển báo sàn. Đánh dấu lối đi, lối đi dành cho người đi bộ, gờ, luồng giao thông và khu vực nguy hiểm.
6. Tai nạn xe nâng do ngồi không đúng vị trí trên xe nâng
Ngồi không đúng vị trí trên xe nâng cực kỳ nguy hiểm, có thể xảy ra những tai nạn xe nâng đáng tiếc bất cứ lúc nào.
CÁCH KHẮC PHỤC: Chỉ ngồi ở chỗ thích hợp – Tuyệt đối không được ngồi trên xe nâng ở bất cứ nơi nào không phải là chỗ ngồi thích hợp. Ngoài ra, hãy thắt dây an toàn (nếu có) để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
7. Thiết kế nơi làm việc đúng cách để không sảy ra tai nạn xe nâng
Cần phải đảm bảo xe nâng phù hợp với không gian mà nó sẽ được sử dụng để hạn chế các tai nạn xe nâng xảy ra
CÁCH KHẮC PHỤC:
- Duy trì khu vực an toàn cho xe nâng vận hành
- Đảm bảo lối đi của xe nâng không có chướng ngại vật
- Đánh dấu các khu vực xe nâng bằng biển báo trên tường và đánh dấu trên sàn
- Cảnh báo người lái xe về việc thay đổi độ dốc và dốc của sàn
8. Tai nạn xe nâng do che khuất tầm nhìn
Trong quá trình vận hành xe nâng, tầm nhìn có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình lái xe. Tầm nhìn bị hạn chế có thể gây ra những tai nạn xe nâng đáng tiếc cho người đi bộ hoặc cơ sở hạ tầng.
CÁCH KHẮC PHỤC: Lái xe lùi – Nếu không thể nhìn thấy ở phía trước, hãy lái xe nâng lùi để có được tầm nhìn tốt hơn.
9. Tai nạn xe nâng do tải không cân bằng hoặc không an toàn.
Một nguyên nhân khiến xe nâng dễ bị lật là tải trọng không đồng đều và không an toàn.
CÁCH KHẮC PHỤC: Cân bằng và siết chặt tải – Khi chất hàng lên xe nâng, đảm bảo tải được cố định và cân bằng trên càng nâng. Để đảm bảo an toàn hơn, hãy nghiêng các càng nâng lên khi di chuyển.
10. Tai nạn xe nâng do lỗi cơ khí của xe
Quá trình hỏng hóc của xe nâng có thể gây ra các tai nạn xe nâng nghiêm trọng trong quá trình vận hành.
CÁCH KHẮC PHỤC: Kiểm tra xe nâng thường xuyên – Vào đầu mỗi ca làm việc, hãy tuân theo danh sách kiểm tra xe nâng để đảm bảo xe ở trong tình trạng hoạt động an toàn.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành thì người vận hành xe nâng phải đỗ xe ở các khu vực được chỉ định, mặt đồ bảo hộ lao động thích hợp trong khu vực hoạt động của xe nâng để đảm bảo an toàn. Hy vọng với những chia sẻ của Safety Care Group sẽ giúp mọi người chú ý hơn trong quá trình vận hành và giảm thiều các tai nạn xe nâng không đáng có.