Đào tạo sơ cấp nghề vận hành máy xây dựng là khoá học được mở nhằm tạo ra cơ hội học tập và rèn luyện cho các bạn trẻ. Những bạn mà có định hướng tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT. Vì vậy các bạn sẽ lựa chọn học một ngành nghề mà mình mong muốn thông qua hình thức đào tạo sơ cấp nghề. Bên cạnh đó, các đối tượng đã có việc làm cũng có thể tham gia khóa học này để trau dồi thêm kiến thức.
Nghề vận hành máy xây dựng là một trong các ngành nghề phổ biến và được nhiều người lựa chọn theo học. Thời gian đào tạo tuy ngắn nhưng đủ để các bạn có kiến thức và kỹ năng làm việc. Khoá học này được mở cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
I. ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ VẬN HÀNH MÁY XÂY DỰNG
Safety Care tổ chức đào tạo sơ cấp nghề vận hành máy xây dựng nhằm mục đích mang lại kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Những người đang bắt đầu theo học hoặc đang làm các công việc có liên quan đến vận hành máy móc, thiết bị nâng hạ, xe ủi, xe đào đất…Sau khi đào tạo, Safety Care sẽ trực tiếp cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định.
Đối tượng tuyển sinh: Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, trình độ văn hóa tối thiểu 9/12 và có sức khỏe tốt.
Thời gian đào tạo: 300 giờ, trong lý thuyết 104 giờ, thực hành và kiểm tra 196 giờ.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề – Vận hành máy xây dựng
II. MỤC TIÊU CỦA KHÓA ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ VẬN HÀNH MÁY XÂY DỰNG
- Tổng hợp các nội dung kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xây dựng và các thiết bị phụ trợ của nồi hơi.
- Kiến thức về những yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy xây dựng.
- Chính sách, quy định của Nhà nước Việt Nam về thiết kế, mua bán, chế tạo, quản lý, sử dụng, sửa chữa máy xây dựng.
- Cách thức vận hành các loại máy (ủi, đào, xúc, san, đầm lèn). Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, bảo quản, chuẩn đoán, chăm sóc bảo dưỡng, phát hiện hư hỏng thông thường và tiến hành sửa chữa đúng kỹ thuật.
- Tính toán được hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất. Biết cách khai thác khả năng phục vụ của phương tiện ở mức tối ưu nhất, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
- Vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại địa phương.
- Có ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu kiến thức nghề nghiệp. Tích cực tham gia học tập nghiêm túc các môn lý thuyết và thực hành tay nghề đầy đủ trong quá trình đào tạo.
- Đảm nhận các công việc như nhân viên kỹ thuật hoặc công nhân vận hành các loại máy (ủi, đào, xúc, san, đầm lèn). Có thể tham gia điều hành, tổ chức các hoạt động của một tổ, một nhóm thi công…
- Tự kinh doanh trong lĩnh vực liên quan đến máy công trình này.
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian đào tạo của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 300 giờ
- Thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và làm bài thi tốt nghiệp: 20 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 10 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 300 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 104 giờ
- Thời gian học thực hành: 196 giờ
- Thời gian kiểm tra: 25 giờ
IV. DANH MỤC ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ VẬN HÀNH MÁY XÂY DỰNG
Mô đun 1: Giới thiệu chung về máy chuyên dùng
Mô đun 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của các loại máy
Mô đun 3: Cách thức bảo dưỡng và sửa chữa
Mô đun 4: Hướng dẫn kỹ thuật lái máy và phương pháp thi công
Mô đun 5: An toàn lao động và an toàn giao thông đường bộ
Mô đun 6: Thực tập lái máy chuyên dùng
Vậy danh mục đào tạo sơ cấp nghề vận hành máy xây dựng có tổng cộng 104 giờ giảng dạy lý thuyết và 186 giờ thực hành. Cuối cùng là Ôn tập và thi tốt nghiệp với 4 giờ lý thuyết, 6 giờ thực hành và 10 giờ làm kiểm tra.
V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TRONG TỪNG MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Các bài trong Mô đun 1
- Tình hình sử dụng máy chuyên dùng ở Việt Nam
- Công dụng và cách phân loại tổng thể các máy chuyên dùng
- Tìm hiểu các thông số cơ bản của máy chuyên dùng
- Các hệ thống cơ bản của máy chuyên dùng
- Các bộ phận chính của máy chuyên dùng
- Đặc tính kỹ thuật của máy chuyên dùng
Các bài trong Mô đun 2
- Cơ cấu giảm tốc hành tinh
- Hệ thống quay máy
- Hệ thống di chuyển
- Hộp số máy chuyên dùng
- Cơ cấu các đăng
- Hệ thống lái
- Hệ thống thủy lực
- Hệ thống khí ép
- Hệ thống phanh
- Hệ thống điều khiển
- Hệ thống điện
Các bài trong Mô đun 3
- Bảo dưỡng
- Bảo dưỡng sau 50 giờ làm việc
- Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc
- Bảo dưỡng sau 250 giờ làm việc
- Bảo dưỡng sau 500 giờ làm việc
- Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc
- Bảo dưỡng sau 2000 giờ làm việc
Các bài trong Mô đun 4
- Kỹ thuật lái máy
- Phương pháp thi công
Các bài trong Mô đun 5
- An toàn lao động
- Luật giao thông đường bộ
Các bài trong Mô đun 6
- Thực tập lái máy chuyên dùng cơ bản
- Thực tập lái máy chuyên dùng tổng hợp
VI. LỢI ÍCH KHI ĐƯỢC ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ VẬN HÀNH MÁY XÂY DỰNG
- Nắm chắc được các kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy xây dựng…Các kỹ năng an toàn khi vận hành máy xây dựng.
- Biết cách bảo dưỡng, chăm sóc, phát hiện được hư hỏng để sửa chữa…
- Có thể vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn một cách hiệu quả.
- Được cấp đầy đủ tài liệu được biên soạn chi tiết theo đúng chương trình đào tạo;
- Được hỗ trợ thiết bị, dụng cụ thực hành (nếu có) trong suốt quá trình đào tạo;
- Được cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề vận hành máy xây dựng đúng theo quy định tại Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
- Được hỗ trợ tư vấn miễn phí trước và sau khi đào tạo.
Trên đây là lợi ích mà người lao động nhận được khi tham gia khoá đào tạo sơ cấp nghề vận hành máy xây dựng tại Safety Care. Ngoài ra, học viên còn được nâng cao cơ hội việc làm, đảm nhận được các công việc liên quan đến vận hành các loại máy…Tổ chức điều hành các nhóm thi công…
VII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ VẬN HÀNH MÁY XÂY DỰNG
Để tham gia lớp đào tạo sơ cấp nghề, học viên cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Form đăng ký có xác nhận của công ty
- 01 ảnh 3×4
- 01 bản sao chứng minh nhân dân